Feature news

Showing posts with label vi tri eco green city. Show all posts

Hà Nội: Rà soát chủ đầu tư dự án cầm cố sổ đỏ

TP. Hà Nội đã thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành rà soát toàn bộ dự án trên địa bàn liên quan việc cấp sổ đỏ cho cư dân và những vướng mắc xoay quanh việc cầm cố sổ đỏ của chủ đầu tư.

http://nguyenxien-ecogreencity.blogspot.com/
Rà soát chủ đầu tư dự án cầm cố sổ đỏ rà soát việc "cắm" sổ đỏ của chủ đầu tư
Theo ông Nguyễn Hữu Nghĩa, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Hà Nội đã thành lập 2 đoàn kiểm tra liên ngành (bao gồm Sở Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Tư pháp và các đơn vị có liên quan) rà soát toàn bộ dự án trên địa bàn liên quan việc cấp sổ đỏ cho cư dân và những vướng mắc xoay quanh việc cầm cố sổ đỏ của chủ đầu tư.
Ông Nghĩa cho biết, người dân mua nhà, đất bị treo sổ đỏ tại các dự án thiệt thòi rất lớn, bởi không thể thực hiện được các quyền về thế chấp, mua bán, nhập hộ khẩu cũng như không thể tạo lập được cuộc sống ổn định trong chính ngôi nhà của mình.
Có nhiều nguyên nhân khiến quá trình cấp sổ đỏ dây dưa, đơn cử như chủ đầu tư nợ thuế, xây dựng trái phép,... Tính đến thời điểm này, TP. Hà Nội chưa có trường hợp nào chủ đầu tư cắm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại ngân hàng khiến người dân không làm được sổ đỏ. Nếu cư dân tòa nào phát hiện ra chủ đầu tư làm vậy nên báo ngay với Sở Tài nguyên và Môi trường để vào cuộc xử lý.
Theo vị này, việc thế chấp giữa chủ đầu tư và ngân hàng là quan hệ dân sự. Vì vậy, chủ đầu có trách nhiệm trả nợ cho ngân hàng bằng tài sản của mình; còn Ngân hàng có trách nhiệm khi cho vay phải kiểm soát được việc sử dụng nguồn vốn vay để đảm bảo thu hồi vốn. Nhưng giao dịch giữa hai bên không thể để người mua nhà hợp pháp và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính lại không được quyền sở hữu đối với căn hộ của mình.
Luật sư Bùi Sinh Quyền, Trưởng Văn phòng Luật sư Phúc Thọ cho biết, còn một vấn đề nữa cần xem xét ở đây là trách nhiệm và đạo đức kinh doanh của chủ đầu tư trong trường hợp biết rõ ràng nhà đã được thế chấp ngân hàng nhưng vẫn cố tình bán cho người dân.
Theo luật sư Quyền, nhằm tránh rủi ro thì người mua nhà nên xem xét, cân nhắc kỹ và nắm rõ thông tin xem dự án đã đủ điều kiện được bán chưa. Nhất là người dân không nên quá tin vào quảng cáo của các nhà môi giới kinh doanh BĐS để bảo vệ quyền lợi của mình.
(Theo Tiền phong Online) 
HOTLINE: 0936 866 891 – 0971 552 563
Hãy gọi điện để được tư vấn miễn phí, mua căn hộ giá trực tiếp chủ đầu tư không chênh.
Learn more »

Nỗi khổ nhà tái định cư: Muốn bán cũng không được

Do nhiều nguyên nhân, không ít người có suất nhà tái định cư muốn chuyển nhượng cho người khác để tìm kiếm một nơi ở mới. Nhưng muốn là một chuyện, còn bán được hay không lại là chuyện khác.

Theo quy định hiện hành, nhà tái định cư không phải cá nhân, hộ gia đình nào cũng được cấp. Mà chỉ những trường hợp cá nhân, hộ gia đình có nhà, đất nằm trong diện giải phóng mặt bằng và bị giải tỏa mới được Nhà nước bồi thường một khoản tiền, dựa theo khung giá bồi thường theo quy định.
Bên cạnh đó, để ổn định chỗ ở cho người bị mất nhà, đất do việc giải phóng mặt bằng, Nhà nước ưu tiên những cá nhân, hộ gia đình đó có quyền mua một hoặc vài nhà đất, căn hộ chung cư (gọi chung là nhà tái định cư) để ổn định cuộc sống, đặc biệt là được mua với giá ưu đãi, rẻ hơn so với giá thì trường.
“Nhà tái định cư không thuộc trường hợp mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, vì không có hợp đồng giữa người mua với chủ đầu tư".
Nhưng vì nhiều nguyên nhân nên đa phần các cá nhân, hộ gia đình thuộc diện ưu tiên trên đã bán lại “suất ưu tiên” này cho người có nhu cầu.
Nhà tái định cư cũng giống như những loại nhà đất khác, khi thực hiện giao dịch mua bán phải có sổ đỏ. Song, thực tế thị trường nhà tái định cư cho thấy, có rất nhiều trường hợp được mua đi, bán lại mà chưa được cấp sổ đỏ. Hầu hết họ thường “lách luật” bằng hình thức sử dụng Hợp đồng ủy quyền trong các giao dịch nhà dạng này.
Nội dung của Hợp đồng ủy quyền luôn ghi rõ rằng: Bên được ủy quyền (bên mua) nhân danh và thay mặt bên ủy quyền (bên bán) thực hiện các công việc đối với căn nhà tái định cư đó. Thực chất của việc ủy quyền này là bên mua làm hộ các công việc liên quan đến căn nhà cho bên bán, còn căn nhà đó vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán.
http://nguyenxien-ecogreencity.blogspot.com/
Chuyển nhượng suất tái định cư là nhu cầu thực và khá phổ biến
Theo nhận định của nhiều thành viên tham gia thị trường, tuy là mua bán nhà chưa có đủ giấy tờ, song trình tự đã được các bên liên quan hợp thức hóa, không vi phạm pháp luật. Thế nhưng, rủi ro khi mua lại các suất tái định cư này là khá lớn, nếu bên bán vì một lý do nào đó đơn phương chấm dứt hợp đồng thì hợp đồng đó gần như không còn giá trị.
Một chuyên gia bất động sản phân tích, nhà tái định cư không thuộc trường hợp mua bán nhà ở hình thành trong tương lai, bởi không có hợp đồng giữa người mua với chủ đầu tư. Thực chất, các bên liên quan đã "lách luật" bằng hình thức ủy quyền quản lý nhà, thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến nộp tiền, nhận bàn giao nhà, nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận, nhận giấy chứng nhận cho chủ cũ, rồi mới ký hợp đồng mua bán. Như vậy dẫn đến rủi ro là bên bán có thể "lật kèo" đối với bên mua bất cứ lúc nào để đòi lại nhà. Khi ấy, bên mua là bên thiệt thòi nhất, vì trên thực tế, ngôi nhà đó vẫn thuộc quyền sở hữu của bên bán.
Theo ông Nguyễn Thế Điệp, Phó chủ tịch Câu lạc bộ Bất động sản Hà Nội, cần phải quản lý chặt chẽ các giao dịch nhà tái định cư khi chưa có quyền sở hữu. Đặc biệt là với người chưa có đủ điều kiện kinh tế, khi được tái định cư, bởi không đủ tiền để đóng suất mua nhà mới, vì vậy họ bán “suất ưu tiên” để lấy tiền chênh lệch, rủi ro xuất phát từ đó. Trên thực tế, rất nhiều trường hợp phát sinh tranh chấp với đơn vị phân bổ nhà tái định cư do mua lại các suất tái định cư, nhưng không được bàn giao nhà.
Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản Tp.HCM cho hay, theo quy định hiện hành thì người nhận nhà tái định cư được cấp chủ quyền nhà, tuy nhiên sẽ không được chuyển nhượng trong một thời gian khá dài (từ 5-10 năm); người nhận suất nhà tái định cư cũng không được chuyển nhượng suất này.
Nhưng theo Luật Nhà ở 2014, người sở hữu căn hộ tái định cư cũng có quyền định đoạt đối với căn hộ của mình. Suất nhà tái định cư cũng là quyền tài sản của người dân, vì vậy họ phải được quyền định đoạt.
Đồng tình với quan điểm này, một chuyên gia xây dựng cho rằng, chuyển nhượng suất tái định cư là nhu cầu thực và khá phổ biến. Tại Tp.HCM hiện nay, một số khu tái định cư có tỷ lệ chuyển nhượng lên đến 70-80%. Theo chuyên gia này, Nhà nước không cần ban hành các điều kiện chuyển nhượng, mua bán suất tái định cư, nên để cho thị trường tự điều chỉnh. Bởi hoạt động sang nhượng suất tái định cư cũng bị chi phối bởi thuế thu nhập cá nhân dành cho bất động sản và thuế trước bạ, vì vậy mỗi lần sang nhượng đều phải chịu cả 2 loại thuế này.
Trên thị trường thời gian qua cũng xuất hiện tình trạng một số doanh nghiệp gom mua suất tái định cư do giá suất tái định cư thấp hơn giá thị trường để hưởng ưu đãi, chênh lệch về thuế... Vì vậy, theo vị chuyên gia trên, nếu công khai và hợp thức hóa hoạt động mua bán suất tái định cư, tình trạng này sẽ tự động điều chỉnh và dần hạn chế.
(Theo Đầu tư chứng khoán) 
HOTLINE: 0936 866 891 – 0971 552 563
Hãy gọi điện để được tư vấn miễn phí, mua căn hộ giá trực tiếp chủ đầu tư không chênh.
Learn more »

Nhà cao tầng phải có 3 tầng hầm: Quy định "gây khó" doanh nghiệp

Mới đây, Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội đã ban hành quy định các dự án nhà cao tầng phải có 3 tầng hầm. Quy định này đang gây ra nhiều tranh cãi và làm ách tắc hoạt động đầu tư, kinh doanh bất động sản (BĐS), gây khó khăn cho hoạt động của các doanh nghiệp.

Nhiều nhà đầu tư, các kiến trúc sư và chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc xây dựng đều có chung nhận định là quy định này còn nặng cảm tính và không đúng thẩm quyền.

Gây khó khăn cho hoạt động của doanh nghiệp

Chủ một doanh nghiệp BĐS cho rằng, văn bản này đưa ra quy định rất chung chung và "gây khó" cho các doanh nghiệp. Vì này đưa ra thắc mắc, chủ đầu tư xây một trung tâm thương mại ở ngoại thành hay xây dựng một công trình chỉ cao 5 - 7 tầng ở thành phố thì vẫn phải làm đủ 3 tầng hầm? Chưa kể, văn bản này có thể không đúng với hướng dẫn chỉ tiêu kiến trúc áp dụng cho công trình nhà ở cao tầng do Bộ Xây dựng ban hành.
Cụ thể, Bộ Xây dựng đã ban hành hướng dẫn tính toán chỉ tiêu chỗ đỗ xe (ô tô, xe máy, xe đạp) đối với từng loại công trình nhà chung cư. Đối với nhà ở thương mại, cứ 100m2 diện tích sử dụng của căn hộ thì phải có tối thiểu 20m2 chỗ để xe (kể cả đường nội bộ trong nhà xe); đối với dự án nhà ở xã hội, cứ 100m2 diện tích sử dụng của căn hộ thì phải có tối thiểu 12m2 chỗ để xe...
Chủ doanh nghiệp này cho rằng, thay vì can thiệp quá sâu vào hoạt động của doanh nghiệp, để đảm bảo diện tích để xe, cơ quan quản lý nên để cho doanh nghiệp quyền tự hoán đổi. Vi dụ, một dự án được phép xây 20 tầng thì doanh nghiệp có thể dùng 17 - 18 tầng để kinh doanh, 2 - 3 tầng còn lại dùng làm chỗ để xe; hoặc doanh nghiệp có thể chọn phương án làm 1 tầng hầm và lấy 2 tầng nổi để làm chỗ để xe thay vì phải làm đến tận 3 tầng hầm. Bởi càng làm sâu bao nhiêu thì chi phí càng tốn kém bấy nhiêu. Trên thực tế, chi phí để đầu tư một tầng hầm tốn kém gấp 2 - 3 lần đầu tư một tầng nổi, chưa nói đến chi phí vận hành tầng hầm cũng tốn kém hơn rất nhiều so với tầng nổi, như vấn đề thông gió, hút khói, bơm khí tươi…
http://nguyenxien-ecogreencity.blogspot.com/
Nhiều ý kiến cho rằng quy định nhà cao tầng phải có 3 tầng hầm là tùy tiện. ẢNH: LÊ HIẾU
Dưới góc độ chuyên môn, kiến trúc sư Ngô Viết Nam Sơn cho rằng quy định này còn cảm tính, tùy tiện và không thực sự cần thiết. “Thật ra quy định này diễn giải không đúng tinh thần của quy hoạch. Theo yêu cầu quy hoạch chung là nhà cao tầng phải có đủ chỗ để xe cho tất cả cư dân của các căn hộ trong tòa nhà. Trung bình mỗi căn hộ có sẽ có 1 chỗ đỗ xe hơi, tương đương với 4 chỗ đỗ xe gắn máy. Mục đích của quy hoạch là nhằm đảm bảo các dự án có chỗ đậu xe cho đầy đủ chứ không phải dự án phải có bao nhiêu tầng hầm. Bởi trên thực tế, nhiều nhà đầu tư đã chọn bỏ ra 1 - 2 tầng trên mặt đất để làm chỗ đậu xe nhằm giảm bớt chi phí khi xây hầm. Tốt nhất không nên có một quy định mang tính cảm tính và tùy tiện như thế này”, ông Ngô Viết Nam Sơn nhận định.
Đồng quan điểm, kiến trúc sư Nguyễn Bá Quyền, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư kiến trúc xây dựng Thiết Thạch cũng nhận xét, quy định trên là không cần thiết bởi với các dự án đầu tư, chủ đầu tư đã có bản thiết kế thuyết phục về mọi chi tiết, trong đó một phần phần quan trọng không kém là chỗ để xe.
Cơ quan cấp phép cũng phải xét duyệt cấp phép dựa vào thuyết minh của doanh nghiệp có thuyết phục, khoa học không, có bảo đảm được các tiêu chí xây dựng nhà cao tầng chưa… thì mới cấp phép. Còn việc có bao nhiêu tầng hầm để phục vụ mục đích để xe là không cần thiết.
Kiến trúc sư Quyền cũng cho rằng, với quy định này, nếu chủ đầu tư dự án thuyết phục được họ chỉ cần làm 1 tầng hầm nhưng vẫn bảo đảm đủ chỗ để xe cho tòa nhà thì lúc đó các cơ quan chức năng có cấp giấy phép không?

Tùy tiện áp đặt với doanh nghiệp

Vừa qua, ông Nguyễn Trần Nam, Chủ tịch Hiệp hội BĐSViệt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Xây dựng cũng đã có văn bản gửi lên UBND TP. Hà Nội và Sở Quy hoạch - Kiến trúc Hà Nội nêu ý kiến rằng quy định mới này là yêu cầu bất cập. Cụ thể, thông báo của Sở chưa phù hợp về hình thức văn bản cũng như thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
Đặc biệt, với những nội dung điều chỉnh thị trường BĐS là một lĩnh vực lớn, ông Nam cho rằng nó sẽ ảnh hưởng rộng đến sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước cũng như sự phát triển của TP. Thứ nữa, quy định mới này cũng không rõ ràng.
Đơn cử về quy mô, vị trí của dự án ở ngoại hay nội thành, tính chất công trình là nhà ở thương mại hay nhà ở xã hội… đều không được quy định rõ. Thứ nữa, với quy định này, các dự án đang bị dừng hoặc trả về sẽ rất khó thực hiện tiếp. Quy định này thực sự gây khó khăn, bức xúc cho doanh nghiệp và các nhà đầu tư.
Đó là chưa nói nhiều đến vấn đề chi phí đầu tư sẽ bị đội lên, các thủ tục liên quan đến dự án sẽ phải làm lại từ đầu… Trong khi đó, để dự án đi đến giai đoạn như quy định tại thông báo, chủ đầu tư dự án đã phải làm rất nhiều thủ tục và tốn rất nhiều thời gian. Điều này là bất hợp lý khi áp dụng vào thực tế.
Một PGS-TS của Viện Nghiên cứu lập pháp thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng cho rằng, chính quyền Hà Nội cần học cách làm của Bangkok (Thái Lan) về vấn đề này.

“Nếu có dịp sang thủ đô Thái Lan, từ trung tâm thành phố ra ngoại ô, chúng ta đều có thể nhìn thấy nhiều tòa nhà sử dụng từ 2 - 5 tầng nổi trên mặt đất để làm chỗ đỗ xe. Có những trung tâm thương mại lớn, ngoài 3 tầng hầm họ còn dùng 5 tầng nổi để xe nữa, tổng cộng là 8 tầng. Trong đó, mỗi một tầng nổi sẽ tận dụng làm được 2 tầng đậu xe, như vậy sẽ tiết kiệm lớn. Điều này là hết sức bình thường. Nếu cứ tư duy theo kiểu bỏ xe cho xuống hầm thì cũng không nên, gây lãng phí đầu tư. Theo tôi, các dự án nhà cao tầng phải bảo đảm đủ chỗ đậu xe và có những giải pháp nếu có phát sinh, ví dụ như quy định tăng 20 - 40% gì đó, tùy dự án”, PGS-TS này chia sẻ.
(Theo Thanh Niên Online) 
HOTLINE: 0936 866 891 – 0971 552 563
Hãy gọi điện để được tư vấn miễn phí, mua căn hộ giá trực tiếp chủ đầu tư không chênh.
Learn more »

Xôn xao với quy định dự án cao tầng phải có 3 tầng hầm

Quy định dự án cao tầng bắt buộc phải có từ 3 tầng hầm trở lên đang trở thành đề tài nóng trên thị trường địa ốc những ngày qua. Trong khi doanh nghiệp BĐS lo dự án sẽ bị đẩy chi phí, thì người mua nhà "nửa mừng nửa lo" bởi giá nhà sẽ tăng lên khi chi phí xây dựng tăng.

Mới đây, TP. Hà Nội đã chỉ đạo các sở liên quan và các chủ đầu tư xây dựng công trình, trung tâm thương mại, khu đô thị, phải bố trí thêm diện tích để xe tối thiểu 03 tầng hầm với mục đích để tăng cường chỗ để xe cho người dân, đồng thời hạn chế áp lực về chỗ để xe cho toàn thành phố.
Tuy nhiên, ngay sau khi thông tin này xuất hiện trên thị trường, đã có rất nhiều phản hồi từ phía các doanh nghiệp. Nhiều ý kiến đồng tình với chính sách của Hà Nội, nhưng các doanh nghiệp cũng đề xuất quy định cần cụ thể hơn và có sự cân đối giữa các dự án khác nhau.
Ông Nguyễn Thế Điệp, Chủ tịch HĐQT CTCP Reenco Sông Hồng cho biết, ông hoàn toàn đồng tình với chính sách của TP. Hà Nội. Hiện nay, tại những khu vực trung tâm áp lực hạ tầng đang rất lớn. Ở một số dự án hỗn hợp, hầm gửi xe không chỉ phục vụ cư dân mà còn phải phục vụ khu trung tâm thương mại và văn phòng. Bởi vậy, quy định dự án có 3 tầng hầm sẽ giải quyết được áp lực về chỗ đậu xe hiện nay.
quy định dự án phải có 3 tầng hầm
Người mua nhà "nửa mừng nửa lo" bởi giá nhà sẽ tăng lên khi chi phí xây dựng tăng
Nhưng ông Điệp cũng cho rằng, mặc dù chủ trương là rất thiết thực nhưng cũng cần có sự cân đối với từng hoàn cảnh cụ thể. Chẳng hạn như tại những dự án cao cấp nằm ở khu vực trung tâm với diện tích chật chội thì quy định trên là rất đúng. Song, tại những dự án vùng ven, mật độ xây dựng và mật độ dân số thấp hơn thì cũng không nhất thiết bắt buộc dự án phải có 3 tầng hầm, bởi nhiều dự án chỉ cần 2 tầng hầm cũng đã đáp ứng đủ được nhu cầu về chỗ để xe của cư dân.
Đồng quan điểm với ông Điệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư Dầu khí toàn cầu (GP Invest) Nguyễn Quốc Hiệp cũng cho rằng, quy định này là hết sức thiết thực. Nhưng theo tôi, chúng ta không nên cứng nhắc khi bắt buộc dự án phải có bao nhiêu tầng hầm mà nên quy định về tỷ lệ chỗ đậu cho một dự án.
Ông Hiệp nhất mạnh, theo tính toán hiện nay tính đến năm 2020 chỉ khoảng 75-80% dân số có khả năng mua ô tô. Do đó, quy định nên áp dụng cụ thể chủ đầu tư phải đảm bảo được 80% chỗ đỗ ô tô cho cư dân thì hợp lý hơn, để tránh trường hợp đánh đồng tất cả sẽ gây ra sự lãng phí không đáng quá trong quá trình xây dựng bởi dự án càng nhiều hầm thì chi phí xây dựng càng đội lên. Cụ thể, đối với tầng hầm thứ nhất chi phí sẽ bằng khoảng 1,1 chi phí một tầng nổi, tầng hầm thứ 2 là 1,2 tầng nổi, còn tầng thứ 3 chi phí sẽ sẽ tăng cao đến 1,5 tầng nổi.
Dưới góc độ một doanh nghiệp đang triển khai rất nhiều dự án chung cư hiện nay, ông Vũ Kim Giang, Tổng Giám đốc Công ty CP Bất động sản Hải Phát cũng bày tỏ quan điểm đồng tình với quy định của TP. Hà Nội. Đồng thời, ông Giang cũng kiến nghị nên có quy định cụ thể để phù hợp với từng phân khúc chung cư.
Vị này cho rằng, quy định sẽ càng thiết thực hơn đối với những dự án nằm trong khu vực từ vàng đai 3 trở lại. Nhưng đối với những dự án vùng ven hoặc những dự án tại Hoài Đức, Sóc Sơn hay Ba Vì,... có mật độ xây dựng thấp thì quy định này sẽ không phù hợp. Ngay cả đến những dự án nhà ở xã hội thì cũng khó để áp dụng 3 tầng hầm.
Theo ông Giang, với những dự án đã phê duyệt chủ trương xây dựng, nếu quy định 3 tầng hầm đồng nghĩa với việc chủ đầu tư phải sửa đổi lại thiết kế. Như vậy sẽ gây chậm tiến độ thực hiện dự án, làm mất thời gian của doanh nghiệp. Vì vậy, TP. Hà Nội nên có lộ trình và cũng nên có những văn bản hướng dẫn cụ thể đối với quy định này.
Trao đổi với PV, đại diện các doanh nghiệp BĐS đang xây dựng nhà ở phân khúc bình dân cũng bày tỏ lo lắng. Họ cho rằng, chủ trương của nhà nước phải làm sao để giá nhà rẻ, để nhiều người dân được sở hữu nhà. Thế nhưng, quy định dự án phải có từ 3 tầng hầm trở lên sẽ khiến giá nhà đội lên, gây khó cho cả doanh nghiệp triển khai lẫn người thu nhập thấp.
(Theo Trí thức trẻ)
 
HOTLINE: 0936 866 891– 0971 552 563 
Hãy gọi điện để được tư vấn miễn phí, mua căn hộ giá trực tiếp chủ đầu tư không chênh.
Learn more »

Bất động sản Hà Nội: Phía Tây dậy sóng

Cách đây 2 năm, thị trường bất động sản Tây Hà Nội đã dồn dập đón sóng đầu tư với hàng loạt dự án hoành tráng, quy mô ra đời. Sau khi huyện Từ Liêm được tách thành hai quận, kèm theo hạ tầng giao thông phía Tây liên tục được hoàn thiện, mật độ dân số lại 'dễ thở' hơn so với vùng lõi, đã và đang giúp cho địa bàn phía Tây trở thành mỏ vàng chờ khai thác của các chủ đầu tư dự án địa ốc.

Khoảng cuối năm 2014 – nửa đầu năm 2015, những nhà đầu tư thạo nghề 'lướt sóng' đều nằm lòng diễn biến giá trị bất động sản ở khu vực cửa ngõ phía Tây Hà Nội. Cụ thể, thời gian này, bất động sản nơi đây (chủ yếu là tại hai quận mới Nam – Bắc Từ Liêm và một phần huyện Hoài Đức) đã lần lượt tăng liên tục, mỗi khi có dự án quy mô lớn được chủ đầu tư tuyên bố khởi công, đẩy nhanh triển khai.

Những làn gió mới

Bất động sản khu vực Mỹ Đình giờ đây đang trỗi dậy và sôi động không kém gì khu vực Trung Hòa – Nhân Chính. Đặt trong bối cảnh nguồn cung dự án tại khu trung tâm thủ đô đã bão hoà, khu vực phía Tây được ví như 'cơ hội vàng' không chỉ cho các khách hàng muốn mua nhà để ở mà cho cả các nhà đầu tư vì mật độ cư dân tại đây còn khá thấp so với các khu vực khác trong khi hạ tầng đã được đầu tư rất đồng bộ cùng với việc phát triển dần các đơn vị kinh tế, hành chính và sự nghiệp.
Chưa kể, cú hích hạ tầng ở phía Tây ngày càng hoàn thiện (các tuyến đường hướng tâm như cao tốc Láng – Hòa Lạc, đường 32 đã hoàn thành và đưa vào khai thác, các tuyến đường nội bộ hiện cũng đang được triển khai tích cực) và sự phát triển mạnh của hệ thống cơ sở hạ tầng cũng tạo thuận lợi phát triển dự án ở địa bàn này.
Còn nhớ, cách đây chưa lâu, đã có hàng loạt dự án được 'tái sinh' nhờ việc chung tay của giới chủ đầu tư và ngân hàng hỗ trợ. Chẳng hạn: GoldMark City Hồ Tùng Mậu, Sun Square Lê Đức Thọ hay Gold View City… từng hâm nóng góc thị trường đầu tư bằng nhiều hình thức tiếp thị, chào mời khách hàng.
Hay mới đây là dự án HD Mon City nằm trên đường Lê Đức Thọ của Công ty CP Địa ốc Hải Đăng cũng thu hút khá đông sự chú ý của thị trường giai đoạn nửa cuối năm 2015 tới nay.
BĐS Tây Hà Nội
Bất động sản phía Tây Hà Nội sẽ dậy sóng trong nay mai?
Tuy nhiên, cũng xuất hiện những ý kiến cho rằng lực đầu tư vào một số dự án ở khu phía Tây của giới thạo nghề địa ốc đang có phần bão hòa so với quãng thời gian trong năm 2015 mà nguyên nhân không phải do các dự án nêu trên kém hấp dẫn, hay vì nhà đầu tư… hết tiền.
“Khi ông lớn Vingroup tìm về phía Tây với loạt dự án như Vinhomes Gardenia, Vinhomes Trần Duy Hưng, Vinhomes Mễ Trì… hay mới nhất là tin đồn về Vinhomes Thăng Long Nam An Khánh đang nằm chờ 'khai hỏa' ngay trong nay mai khiến tâm lý đầu tư xoay chuyển rõ rệt".
Khi những dự án vào hàng 'khủng' của các thương hiệu VinGroup hay TNR Holdings, FLC Group tìm về phía Tây, người dân bản địa vui mừng là điều dễ hiểu trước tương lai về bộ mặt đô thị ngày càng khang trang, hiện đại cùng với nhịp sống thời thượng được dự báo.

Hồi sinh những vùng đất

Có thể nói nếu người dân ở Mễ Trì, Nam An Khánh, Bắc - Nam Từ Liêm hay Hoài Đức vui một thì lực lượng những nhà đầu tư địa ốc đã và vẫn đang bị 'chôn vốn' ở các suất đất, thửa đất rộng hàng mẫu, hoặc các căn biệt thự, liền kề còn mừng gấp bội vì cơ hội 'thoát vốn' có lẽ đang đến rất gần.
Chẳng hạn trường hợp dự án Vinhomes Thăng Long Nam An Khánh (sau khi Vingroup bất ngờ mua lại Nam An Khánh và gấp rút phát triển) tại phía Tây Nam. KĐT Nam An Khánh (huyện Hoài Đức), trước đó từng được Sudico bán một phần cho Techcomdeveloper, được biết đến trong những năm qua là hình ảnh một KĐT hoang lạnh, thiếu sinh khí. Ở những ngôi biệt thự bỏ hoang – một đặc điểm nhận dạng của KĐT này là đủ loại cỏ dại mọc bít lối ra vào, sắt thép hoen gỉ, tường bao đổ màu…
Nhiều người dân sinh sống ở gần các biệt thự của khu Nam An Khánh cho biết, đây là vùng đất 'chết' sau một khoảng thời gian được nhiều nhà đầu tư, khách hàng săn đón. Cơn lốc đầu tư địa ốc theo đám đông (hay đúng hơn là đầu cơ tích trữ 'siêu ngắn'), cùng yếu tố hạ tầng kỹ thuật chưa đồng bộ (thiếu nhà trẻ, trường học, y tế, giao thông) khiến cho nhiều nhà đầu tư 'chết lâm sàng' trong khi các sản phẩm nhà ở thì hoang phế…
Nay, khi làn gió mới tìm về, ngày càng xuất hiện thêm nhiều đơn hàng chào mời mua lại các căn biệt thự, liền kề trong khu Nam An Khánh với giá rất phải chăng. Ông Huy, một trùm nhà đất ở Hoài Đức tiết lộ, trong những ngày đầu tháng 5 này, lượng khách hàng ký gửi các suất biệt thự, suất đất Nam An Khánh (mua từ cách đây 3-4 năm) đột nhiên gia tăng.
“Bán các sản phẩm loại này cũng chỉ được hưởng phí dịch vụ rất ít (vì giá trị gốc đã giảm sâu). Giá thành lên cao chóng mặt chỉ có đất thổ cư ở vùng địa bàn dự án mới đi qua. Chẳng hạn, đất ở xã An Thượng hiện đã lên tới 12-15 triệu đồng/m2 với vị trí đẹp, nằm gần dự án. Dự báo, cho tới cuối tháng này, khi dự án khai mở thì đất tại các làng xã ở Hoài Đức sẽ còn lên giá… như diều” – một nhà đầu tư vui vẻ phân tích.
(Theo Thời báo kinh doanh) 
HOTLINE: 0936 866 891– 0971 552 563 
Hãy gọi điện để được tư vấn miễn phí, mua căn hộ giá trực tiếp chủ đầu tư không chênh.
Learn more »

Hé lộ địa điểm xây tòa nhà 300 triệu USD của Samsung tại Hà Nội

Tòa nhà này sẽ là nơi trung tâm nghiên cứu của Tập đoàn Samsung, thu hút khoảng 4.000 nhân lực chất lượng cao vào làm việc.


http://nguyenxien-ecogreencity.blogspot.com/
  • Trong nhiều năm qua, Công ty TNHH Samsung Eletronics Việt Nam đã tìm kiếm nhiều khu đất tại Thủ đô để đặt đại bản doanh cũng như trung tâm nghiên cứu phát triển công nghệ của mình. Khu vực tìm kiếm của Samsung là ở khu phía Tây. Hiện tập đoàn này đang thuê 10.000m2 (tương đương 5 tầng) tại tòa PVI Tower (Cầu Giấy).
Mới đây, Tập đoàn Samsung đã đưa ra một loạt đề xuất ưu đãi cho dự án đầu tư trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) với tổng vốn đầu tư 300 triệu USD tại Hà Nội. Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trình Thủ tướng về các đề xuất của Tập đoàn Sam Sung, đã hé lộ địa điểm xây trung tâm nghiên cứu này.
Theo đề xuất của Samsung với UBND Thành phố Hà Nội triển khai Dự án tại ô đất ký hiệu 12-CCV, Khu chức năng đô thị Nam đường vành đai 3, đường Nguyễn Xiển, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai. Đây là dự án The Manor Central Park do Tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư.
Dự án này được cấp phép đầu tư có quy mô 90ha trải dài trên khu đất hơn 1km mặt đường Nguyễn Xiển. Dự án gồm 1.066 căn là nhà liền kề, biệt thự và nhà phố và hàng nghìn căn hộ chung cư có diện tích từ 43 m2 đến 130m2. Có tổng số vốn đầu tư lên tới 1,9 tỷ USD.
Hiện Bitexco đang triển khai đầu tư xây dựng hạ tầng của khu đô thị. Fecon –nhà thầu hiện đang xây dựng khoảng 120.000m cọc và thi công móng cho khoảng 400 căn biệt thự.
Dự án trung tâm nghiên cứu của Samsung được xem như một dự án thành phần của KĐT The Manor Centra Park. Samsung dự kiện sẽ xây dựng cao ốc 21 tầng và 02 tầng hầm với tổng diện tích sàn xây dựng là 116.490 m2; Diện tích sử dụng đất là 30.000 m2; Mật độ xây dựng 33%; dự kiến thu hút khoảng 2.000 nhân lực chất lượng cao trong năm 2015/2016, 4.000 nhân lực trong các năm tiếp theo tùy theo kết quả kinh doanh…Công trình dự kiến hoàn thành vào năm 2019.
http://nguyenxien-ecogreencity.blogspot.com/

Được biết, đây là dự án được đầu tư 100% vốn của Samsung, phân kỳ rót vốn theo các giai đoạn: 50 triệu USD trong giai đoạn 2016 – 2017; 150 triệu USD trong 2018 và 100 triệu USD trong 2019.
Tuy nhiên, để triển khai đầu tư dự án này, tập đoàn Samsung đã kiến nghị và đề xuất lên chính quyền địa phương nhiều ưu đãi cho dự án này:
-Được miễn toàn bộ tiền thuê đất của Dự án trong vòng 50 năm kể từ ngày được bàn giao đất;
-Được miễn toàn bộ các khoản đóng góp hay thanh toán chi phí bồi thường, giải phóng mặt bằng liên quan đến Khu đất Dự án;
-Được miễn thuế nhập khẩu đối với thiết bị, vật liệu xây dựng, trang thiết bị phục vụ hoạt động nghiên cứu, văn phòng…
-Được miễn toàn bộ chi phí sử dụng hạ tầng, trong trường hợp Dự án có đấu nối với hệ thống điện, nước, giao thông tại KĐT The Manor Central Park.
-Trong trường hợp có lý do hợp lý, Samsung được phép chuyển nhượng tài sản hình thành trên đất và quền sử dụng đất cho đơn vị khác mà không có bất cứ sự hạn chế nào;…
Và nhiều ưu đãi khác tập đoàn Samsung đề xuất.
http://nguyenxien-ecogreencity.blogspot.com/

Tuy nhiên, theo quan điểm của UBND TP Hà Nội, đây là dự án có ý nghĩa và đem lại tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế-xã hội của Thủ đô. Nên, thành phố chấp thuận một số đề xuất của Samsung như miễn tiền thuê đất khi tập đoàn này đáp ứng đầy đủ các điều kiện được hưởng ưu đãi theo quy định của pháp luật. Nhưng, theo quy định một số ưu đãi khác không phù hợp như miễn toàn bộ các khoản đóng góp hay hạch toán chi phí bổi thường, giải phóng mặt bằng liên quan đế Khu đất Dự án,…
Bình An
             Theo Trí thức trẻ
Learn more »